So sánh giấy chứng nhận kim cương GIA và HRD | chứng thư kiểm định GIA và HRD
122

HOTLINE: 0982 082 600 - (84-28) 38 211 510

  • Tiếng Việt
  • English

Thông tin kim cương

So sánh giấy chứng nhận kim cương GIA và HRD
Thứ tư, 16:45 Ngày 24/01/2024

Kim cương HRD và GIA

 

Nếu bạn lo lắng về nguồn gốc của viên kim cương đang sở hữu hoặc giá trị thương hiệu ra sao, giải pháp bắt đầu bằng một giấy chứng thư từ một tổ chức kiểm định đáng tin cậy. Bạn dễ thấy những viên kim cương được phân loại bởi Hoge Raad voor Diamant (HRD), được dịch là "Hội Đồng Kim Cương Cao Cấp” và Viện Ngọc Học Hoa Kỳ (GIA). Cả hai tổ chức này đều nổi tiếng và khắt khe nhất trong việc phân loại kim cương. Hãy so sánh HRD với GIA để bạn hiểu phương pháp chấm điểm của họ và chứng nhận của tổ chức nào phù hợp hơn nhé.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Kiểm định kim cương là gì

Việc kiểm định giúp người mua thấy viên kim cương được đánh giá như thế nào thông qua các đặc điểm quan trọng nhất của nó. Thông thường, giá của một viên kim cương được xác định bởi chất lượng của nó trong nhiều khía cạnh, cụ thể là bốn chữ C về trọng lượng (Carat), màu sắc (Color), tinh khiết (Clarity) và giác cắt (Cut). Ví dụ nếu người bán nói với bạn rằng viên kim cương nặng 1.5 carat, nhưng thực tế nó chỉ nặng 1.2 carat, bạn đã trả quá cao. Hoặc nếu bạn mua viên kim cương có giác cắt Excellent, nhưng thật sự giác cắt chỉ ở mức Good thì bạn đã bị hớ vì trả tiền cao mà chất lượng không tương xứng. 

Vì thế, HRDGIA ra đời, hai tổ chức chứng nhận kim cương, kiểm định chất lượng của một viên kim cương, cấp chứng thư hay còn gọi là "giấy khai sinh" viên kim cương để giúp người tiêu dùng tự tin khi mua hàng. Thật sự, họ không chứng nhận kim cương, thay vào đó, họ phân loại chất lượng của nó, vì vậy nó được gọi là chứng thư.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Những điều cần biết về kim cương HRD

HRD có trụ sở chính tại Antwerp, Vương Quốc Bỉ và được thành lập vào năm 1973. Đây là một trong những công ty phân loại và kiểm định kim cương hàng đầu ở Châu Âu. Họ cung cấp nhiều dịch vụ cho ngành công nghiệp kim cương, bao gồm các khóa học, kinh doanh thiết bị kiểm tra kim cương, sàng lọc và phát hiện kim cương nhân tạo so với kim cương tự nhiên. Quá trình kiểm định bao gồm các bước sau:

- Xác định trọng lượng của viên kim cương;
- Kiểm tra xem đó là tự nhiên hay nhân tạo;
- Đo chiều cao và đường kính;
- Độ huỳnh quang;
- Phân loại màu sắc;
- Xác định giác cắt;
Danh sách kiểm tra này được chuyển thành chứng thư phân loại, hiển thị cho người mua tất cả thông tin cần thiết về viên kim cương để họ biết giá trị của nó. Độ nổi tiếng của kim cương HRD được đánh giá cao trên khắp châu Âu so với GIA. Tuy nhiên ở Hoa Kỳ thì kim cương GIA lại có vị thế riêng.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Những điều cần biết về kim cương GIA

GIA là tổ chức được đánh giá cao nhất về chứng nhận kim cương ở Hoa Kỳ có trụ sở tại Carlsbad, California. Họ là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập cung cấp tài nguyên giáo dục về các loại đá quý và được ghi nhận là nơi đã tạo ra 4C. Điều quan trọng cần biết là GIA, cũng như nhiều tổ chức ngang hàng khác, không xác định giá trị của một viên kim cương. Thay vào đó, họ cung cấp một báo cáo khách quan nêu chi tiết các tính năng của nó. Giá trị sau đó được thiết lập trên thị trường dựa trên những phương diện đó. Ví dụ, nếu GIA đánh giá một viên kim cương có giác cắt Excellent (Xuất sắc), nó sẽ được bán với giá cao hơn một viên kim cương có cùng chất lượng với giác cắt Good (Đẹp).

Quá trình phân loại trước tiên xác định xem đó là viên kim cương thật hay viên kim cương nhân tạo. Sau đó, nó được phân loại theo 4C và kiểm tra xem có bất kỳ sự can thiệp nào không. Từ đó, các nhà ngọc học phân loại giác cắt của nó bằng cách đánh giá các mặt, kích thước và mức độ huỳnh quang của nó. Cuối cùng, họ đặt kim cương lên bàn cân để xác định trọng lượng carat của nó. Kết quả được tổng hợp thành chứng thư kiểm định. GIA được xem là tổ chức nhất quán, đáng tin cậy nhất để phân loại chất lượng của kim cương tại Mỹ. Nếu bạn muốn mức độ tin cậy cao nhất về carat, giác cắt, màu sắc và độ trong (tinh khiết) của viên kim cương, bạn nên căn cứ vào báo cáo phân loại của GIA.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Sự khác nhau chứng thư kim cương HRD và GIA

Bây giờ chúng ta sẽ khám phá những khác biệt mà bạn mong đợi trong các phần cụ thể của chứng thư kiểm định HRD và GIA.

Trọng lượng: Carat không đề cập đến kích thước của viên kim cương. Thay vào đó, nó là một đơn vị trọng lượng tương đương với 200 miligam. Cả GIA và HRD đều đưa ra những đánh giá chính xác về trọng lượng carat của viên kim cương vì đây là phép đo khách quan. Bất kể ai đang cân nó, trọng lượng của viên kim cương không phải bàn cãi khi nó được đặt lên bàn cân.

Màu sắc: Cấp màu của một viên kim cương đề cập đến việc nó không màu hay có ngả nâu hoặc vàng. Những viên kim cương gần cấp không màu của thang đo có giá trị hơn. Cả GIA và HRD đều sử dụng thang màu từ D (không màu) đến Z (màu vàng nhạt). Nhiều chuyên gia trong ngành nhận thấy rằng HRD phân loại kim cương cao hơn một bậc. Ví dụ nếu GIA xác định một viên kim cương sẽ đạt cấp màu H, thì HRD có thể cho nó là G.

Tinh khiết: Chỉ số đề cập đến sự hiện diện của tinh thể (tạp chất), hoặc người Việt Nam hay gọi là kim cương bệnh, than. Những tinh thể này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, làm giảm giá trị của một viên kim cương vì nó làm ảnh hưởng vẻ ngoài và độ sáng. GIA và HRD có các cấp độ rõ ràng khác nhau nhưng mỗi loại đo lường cùng một tiêu chí. Độ tinh khiết của GIA thường thấp hơn ít nhất một cấp so với HRD. HRD gọi tất cả các viên kim cương sạch không chứa tạp chất, không thể nhìn thấy bằng kính lúp 10 lần là Loupe-clean.

GIA sử dụng thang đo độ tinh khiết như sau: Flawless/Internally flawless - VVS1 - VVS2 - VS1 - SI1 - SI2 - I1 - I2 - I3
HRD sử dụng thang đo như sau: Loupe-clean - VVS1 - VVS2 - VS1 - VS2 - SI1 - SI2  - P1 (Piqué) - P2 - P3

Giác cắt: Kiểu cắt của một viên kim cương đề cập đến cách các mặt của nó được cắt và định vị, cũng như độ bóng, độ sâu và tính đối xứng. Giác cắt là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng phản xạ ánh sáng của một viên kim cương. Nếu bạn đang tìm kiếm một viên kim cương có độ sáng mạnh, hãy chọn một viên có giác cắt chất lượng. HRD xếp hạng một viên kim cương được cắt theo thang điểm từ kém đến xuất sắc. Nó bao gồm ba điểm:

- Tỷ lệ: mức độ phát lửa và sáng chói;
- Tính đối xứng: sự liên kết và hình dạng của các mặt;
- Độ bóng: độ nhẵn và tình trạng tổng thể của bề mặt kim cương;
Các báo cáo của GIA cũng tính đến tỷ lệ, tính đối xứng và độ bóng của viên kim cương khi phân loại giác cắt của viên kim cương. Một điểm khác biệt là các báo cáo của GIA liệt kê tính đối xứng và độ bóng của kim cương tách biệt với cấp độ cắt, trong khi trong các báo cáo của HRD thì tính đối xứng và độ bóng chỉ là phần phụ.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Giấy chứng thư

Nếu bạn đặt chúng cạnh nhau, thì sẽ nhận thấy một vài điểm khác biệt.

1. Đầu tiên là thứ tự của thông tin. Trên các chứng thư HRD, bảng bên trái hiển thị màu sắc, độ tinh khiết và cấp độ cắt, bao gồm tỷ lệ, độ bóng và tính đối xứng. Đói với GIA có số chứng thư, hình dạng và kiểu cắt, phép đo và cấp độ 4C. Các biểu đồ giải thích về màu sắc, độ tinh khiết và tỷ lệ cắt nằm ở bảng bên phải.

2. Chứng thư HRD thể hiện rõ ràng hơn về tỷ lệ của viên kim cương bằng cách ghi nhãn cho từng tỷ lệ như độ sâu, kích thước mặt và độ sâu đáy. Chứng thư của GIA không bao gồm tên từng tỷ lệ.

Nhìn chung, cả hai chứng thư đều thân thiện với người đọc và hướng dẫn bạn hiểu về giá trị của viên kim cương. GIA cung cấp cho bạn một hạng mục phân loại riêng biệt cho tính đối xứng và độ bóng, trong khi HRD gom hai hạng mục này lại với nhau trong cùng nhóm Giác cắt (Cut). Khi một người sành kim cương nhìn vào giấy chứng nhận GIA, họ có thể tìm hiểu về tính đối xứng và chất lượng đánh bóng của viên kim cương. Ngược lại HRD độ tinh khiết được gọi là “Loupe Clean”, cấp độ này không được cung cấp bởi GIA. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm kim cương có cấp độ tinh khiết hoàn hảo như Loupe Clean, Kita khuyên bạn nên sử dụng HRD thay vì GIA.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

 

Chứng thư GIA và HRD tác động đến giá kim cương như thế nào?

Mặc dù HRD được xem là tiêu chuẩn ở Châu Âu và độ nổi tiếng có vẻ nhỉnh hơn nhưng tại Hoa Kỳ thì GIA vẫn phổ biến hơn. Ngoài kim cương HRDGIA thì còn có một số tổ chức khác trong ngành như: 

- Viện Ngọc Học Quốc tế (IGI)
- Phòng kiểm định Ngọc học Châu Âu (EGL)
- Viện khoa học Đá quý Quốc tế (GSI)
- Hiệp hội Đá quý Hoa Kỳ (AGS)

Hầu hết các chuyên gia và tổ chức trang sức ở Mỹ không coi chứng nhận hoặc tiêu chuẩn HRD là sự thay thế thích hợp cho các chứng chỉ và phân loại chính thức của quốc gia (tức là từ GIA) hoặc báo cáo chuyên môn từ các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như IGI. Tuy nhiên thị trường kim cương tại Châu Âu luôn chiếm ưu thế, người tiêu dùng/khách hàng mua kim cương thường mong muốn sở hữu một viên kim cương được chứng nhận HRD hơn vì họ biết rằng chứng thư HRD rất khó cấp. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy xứng đáng với số tiền bỏ ra và giá trị tăng dần của viên kim cương theo thời gian. HRD cũng là bằng chứng về tính xác thực của viên kim cương, vì vậy nếu người tiêu dùng cần chứng minh rằng viên kim cương đó là thật, thì giấy chứng nhận HRD sẽ là bằng chứng đầy đủ hơn.

Để đảm bảo rằng viên kim cương bạn mua có chất lượng tương ứng với giá tiền, bạn nên mua những viên kim cương có giấy chứng thư đảm bảo thay vì những lời quảng cáo, rao bán của người bán. Kim cương được chứng nhận sẽ luôn được xác minh bởi bên thứ ba, các tổ chức kiểm định có kinh nghiệm.

1). Kim cương được chứng nhận có giá trị cao hơn so với kim cương không được chứng nhận. Giá bán lại cũng cao hơn.

2). Không phải mọi nhà thẩm định kim cương đều có thiết bị để phát hiện xem viên kim cương đó là tự nhiên hay nhân tạo. Chỉ có các cơ quan kiểm định kim cương đích thực mới có đủ công nghệ như vậy. Do đó, giấy chứng thư kim cương chứng minh rằng viên kim cương được thử nghiệm chắc chắn là kim cương tự nhiên.

3). Giấy chứng thư kim cương đặt ra một giá trị không thiên vị về chất lượng. Chứng nhận kim cương có thể khác nhau giữa các thợ kim hoàn nhưng chứng thư từ các phòng kiểm định đã được phê duyệt là xác thực và cho kết quả giống nhau.

4). Việc so sánh một viên kim cương theo tiêu chuẩn 4C được chứng nhận trở nên dễ dàng hơn là chỉ nhìn bên ngoài.

 

so sánh kim cương HRD và GIA

Kết luận

Hai giấy chứng thư kim cương thông tin giống nhau đến 95% – và đồng thời khác nhau ở những điểm mạnh và điểm yếu tương ứng, và đó là điều khiến HRD và GIA trở nên độc đáo. Cả hai chứng thư này đều hoàn toàn được chấp nhận quốc tế. Nói chung, thị trường Hoa Kỳ có xu hướng coi trọng chứng thư GIA hơn một chút vì họ có trụ sở tại Hoa Kỳ, nhưng chứng thư HRD có giá trị toàn cầu hơn. Lời khuyên cuối cùng của Kia là hãy chọn viên kim cương nào theo sở thích và phù hợp nhu cầu của bạn. Hiện tại chúng tôi nhập khẩu kim cương trực tiếp từ Bỉ, đầy đủ chứng nhận HRD và GIA để khách hàng dễ lựa chọn. Hân hạnh được đón tiếp quý khách đến trải nghiệm mua sắm kim cương tại 82 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

TIN TỨC LIÊN QUAN ...

TOP
Vì sao nhẫn kim cương cầu hôn là lựa chọn hoàn hảo«
Vì sao nhẫn kim cương cầu hôn là lựa chọn hoàn hảo